1.Om Gà.
-Công việc này phải làm hàng ngày và tốt nhất bạn chưa quen thì sau khi vần 3 ngày thì hẵng om. Thành phần chủ đạo gồm có chè khô, nghệ và ngải cứu( chè bạn mua loại đểu thôi cũng đc , nghệ nên đặt mua loại nghệ cái , già củ như khoai sọ mỗi nồi om chỉ cần 1 củ rửa sạch, giã nhỏ , ngải cứu thì già càng tốt) cho hỗn hợp vào nồi đun sôi sau đó cho nhỏ lửa sau đó om.
-Khi om thì ta gấp khăn nhúng vào nồi vắt kiệt khăn, sau đó ta vỗ nhẹ khắp mái tảng, hầu, đốc cổ, chằng vai nhằm giúp con gà quen khăn và giảm bớt nhiệt, xoè khăn ra cảm thấy tay mình chịu đc thì khăn đầu tiên bạn vuốt vào mỏ con gà sau đó om tiếp dọc xuống cổ, đốc cần, chằng vai, không nên ấp khăn lâu, xoa mạnh sẽ làm bỏng, teo hết cơ gà và làm gà sợ om.
-Với gà tơ thì bạn chỉ cần 2 khăn ở đầu và cổ gà. Tiếp đến là 2 bên nách, hông và quả táo, khi om ở khu vực này cần để ý không rất dễ mất gân gà. Trước tiên bạn xoè khăn ra lau sạch mặt dưới của cánh (nơi này thường két bẩn) sau đó khăn đã nguội bớt thì bạn xoa nhẹ quả táo, nách, vuốt xuôi xuống hông sau đó cuối cùng mới tới đùi, gà tơ, mộc cũng chì cần mỗi bên 2 khăn, nếu khăn ban đầu nóng quá thì bạn ấp, vỗ dưới đít gà trước rồi hẵng lau, xoa những phần trên, khăn cuối thì vuốt xuống chân, lau sạch chân cho gà.
-Tiếp đến là om đít, bạn ấp, vỗ, lau sạch phần đít và háng gà, sau đó đưa khăn đánh 2 bên thăn lườn (xoè khăn ra vòng tay lên lưng luồn vào 2 bên nách day nhẽ rồi vuốt dọc xuống đuôi). Cuối cùng là xoè khăn ra phủ lên tay bế con gà lên 1 tay giữ lên lưng lắc tay nhằm làm con gà khi đá đỡ chảy.
-Khi om nhớ om cả phía trước ngực, đầu lườn, khoé mắt , khoé mào nhằm vệ sinh sạch sẽ cho con gà, với gà già, gà cứng thì tăng lượng khăn lên nhằm làm sao phù hợp với độ tuổi, độ bụi, trạng kg và thể trạng gầy hay béo của con gà mà ta tăng hay giảm mức độ day xoa, lượng khăn om vào con gà cho phù hợp.
-Chú ý trước ngày vần 1 ngày và ngày đi đá 2 ngày nên bỏ om, phơi chỉ xoa nhẹ thôi. Khi om mái tảng cần ấp khăn nhiều nhất để tránh bị phồng khi đá, sau đó là phía trước đốc cần, ngực con gà là những nơi hay phải chịu đòn nhất, tiếp đến là chằng cần giúp con gà cứng cáp, chịu đè hơn.
2.Vào nghệ.
-Chỉ nên vào cho gà từ 10 tháng tuổi trở ra và thể trạng con gà bình thường, khoẻ mạnh, hơi béo còn lại không nên vào. Khi gà vần xong, vệ sinh sạch sẽ để con gà ra cho khô ráo sau đó ta lấy 1 nửa củ nghệ cái, rửa sạch, giã nhuyễn, cho 3 thìa cafe nghệ SG vào cho rượu trắng vào sao cho sền sệt như cháo đặc là được, khuấy đều lên dùng chổi sơn loại nhỏ( 2 nghìn 1 cái thì phải )quét khắp cơ thể con gà trừ những cho có lông bao phủ, cẩn thận tránh để vào mồm, mắt gà, khi vào nghệ tránh vào đầu gối gà vì làm kém gân gà.
-Cho gà ra phơi tuỳ theo mà phơi nhiều hay ít cứ trong khoảng 1=>2 tiếng là được, nếu gà tơ thì vào nghệ đc khoảng 2=>3 tiếng thì ra nghệ còn gà già hay béo thì ta xoa tay cho rụng hết nghệ đi nếu béo quá ta quét thêm lượt nữa rồi cho ra phơi tiếp, chiều đến ta xoa tay cho rụng hết nghệ rồi cho đi ngủ nhằm tránh để nghệ cắn gà làm gà khó ngủ. Ra nghệ ta đun nồi nước chè xanh thêm chút ngải cứu rồi nhúng khăn như om chườm và lau sạch con gà.
-Gà vừa vần xong vào nghệ nhằm cho nghệ dính, giắt vào các vết thương giúp nhanh tan đòn và bong vảy đòn hơn. Tuỳ từng thể trạng, thời gian nghỉ giữa 2 kì vần mà cách khoảng 5=>7 ngày ta vào cho 1 lần nghệ nữa nhằm săn da & giữ phom gà vì thông thường sau khi vần gà ta hay cho ăn mồi để phát triển cơ vào nghệ sẽ làm rút bớt lượng nước dư thừa khi cho ăn mồi.
-Rượu đòn bạn có thể tham khảo rượu đòn ngâm lấy 1 thang dùng dần, nhớ chú ý khi dùng loại rượu này, rượu nguyên chất chỉ nên quét chân còn nếu quét vào người thì phải pha loãng gấp 2,3 lần vì rượu rất nóng, nếu vào nghệ thỉ 4 phần rượu trắng / 1 phần rượu đòn mà thôi.!
Xem thêm: Cách Chăm Sóc Cho Gà Chọi
Tag: vao nghe ga choi, chon ga choi, cách vào nghệ cho gà chọi, chọn gà chọi.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét