Thứ Sáu, 3 tháng 7, 2015

Phương Pháp Luyện Gà Chọi

  Đây là những bài tập mà tôi thấy có hiệu quả. Một số người có thể không đồng ý với tôi. Nhưng một con gà chiến hay gà tơ nhất định phải được huấn luyện. Bạn không thể thực hiện điều này chỉ với lồng hay dây cột. Những thứ đó rất thích hợp để đưa gà vào phom, nhưng chỉ có vậy thôi.

Phương pháp luyện gà

  Trước tiên, bạn phải luyện gà với loại vũ khí sắp sử dụng. Tôi đá cựa tròn, vì vậy tôi chỉ luyện gà đá cựa tròn.

1) Tôi muốn gà nạp (break). Tôi không ám chỉ gà phải bay cao đến trên cả mét. Mà tôi muốn nó nạp càng nhanh càng tốt. Vậy làm sao thực hiện điều này? Trước hết, khi xổ, cho chúng cắn mổ rồi thả cách nhau 0.6 m. Để chúng đá, bắt lên ngay. Đừng để chúng đá lâu. Nên nhớ là bạn đang tập cho chúng nạp. Chỉ để đá một hay hai chân thôi. Sau lượt đầu, đợi 30 giây rồi thả cách nhau 1 m và để chúng đá một hay hai chân. Rồi lại thả cách 1.2 m và cứ như vậy. Hy vọng các bạn hiểu điều tôi muốn nói.

  Nếu bạn có mấy con không muốn nạp. Con nào như vậy, tôi đặt nó dưới đất, giữ chặt chân và để một con gà dữ khác đá thoải mái. Nó bị đá tơi tả mà không cách chi trả đòn (nên nổi khùng). Sau vụ này, nó sẽ phải tập trung vào đối phương. Để nó nghỉ 30 giây rồi cho xổ với con khác. Sau vài lần tập nó sẽ biết cách nạp. Nếu bạn không thể tập cho nó nạp, HÃY LOẠI BỎ. Trong các giải đấu ngày nay, gà phải có khả năng nạp tốt.

2) Chiến kê phải biết đá từ mọi góc độ, không chỉ nhắm vào đầu. Cách mà bạn huấn luyện cho nó là dùng gà mồi. Cột cánh lại với nhau để nó không thể đập được. Cột luôn cả chân để nó không thể di chuyển. Dứ nó trước mặt chiến kê ở mọi góc độ, đuôi, hông, bụng… Điều này sẽ giúp chiến kê đá vào gà mồi từ mọi góc độ. Nó cũng khiến chiến kê đá hăng hơn. Nghe hơi quái nhưng rất hiệu quả.

3) Chiến kê phải biết cách lật lưng. Nó càng nằm lâu trên lưng thì nội dịch phát sinh trong trận đấu càng tràn nhiều vào phổi. Bởi vậy bạn cần dạy cho chúng bật dậy thật nhanh bởi đây là một phản ứng bất thường. Thả gà nằm ngửa lưng rồi quan sát cách nó bật dậy. Một số con làm đúng cách, một số con không. Vậy hãy nâng đỡ nó một chút từ bên phải hay bên trái. Nó sẽ học thật nhanh. Tôi thực hiện bài này trong quá trình biệt dưỡng.

4) Bạn không nên xổ gà quá lâu. Một phút là đủ. Đừng xổ quá lâu trong khi biệt dưỡng. Bởi gà cần thời gian để phục hồi. Thử nghĩ mà xem. Chẳng hạn: tối nay bạn đi chơi và đập lộn ở quán bar, quần với ai đó một lúc. Ý tôi là cả hai đều bị đập tơi tả. Hãy xem bạn cần bao nhiêu thời gian để tan hết đau nhức và mệt mỏi?

  Đây chỉ là một vài bí quyết nhỏ. Một số người có thể coi cách tập của tôi là quái dị. Nhưng tôi biết chúng có tác dụng. Làm sao để dưỡng gà sung mãn là rất tốt, nhưng chúng cũng phải biết cách xài nó nữa.

Tag: cham soc ga choi, luyen ga choi, nuôi gà choi, chăm sóc gà chọi, luyện gà chọi.

Bài Viết Mới:

Tuyển Tập Video Xám Lý Thông Và Ô Thạch Sanh Đánh Cực Hay

Thứ Ba, 23 tháng 6, 2015

Cách Chăm Sóc Gà Chọi Con Một Cách Hiệu Quả Nhất

Trước khi nuôi gà con cần phải nắm bắt được các thông tin về nguồn gốc đàn gà, uy tín của trại giống và nắm vững đặc tính năng suất của đàn gà sắp nuôi, đồng thời phải chuẩn bị chuồng trại đạt tiêu chuẩn.
 -  Tuy nhiên không phải hộ chăn nuôi nào cũng nắm rõ được các yêu cầu và kiến thức của việc này. Thông qua thông tin tư vấn dưới đây của chuyên gia Công ty cổ phần GreenFeed Việt Nam, hy vọng các hộ chăn nuôi có thêm kinh nghiệm để có đàn gà mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

-  Chỉ chọn những gà con khỏe mạnh, độ đồng đều cao, phản ứng nhanh nhẹn, không bị dị tật, mỏ và chân vững chắc, màng da chân bóng.
1. Công tác chọn gà con.

2. Chuồng trại và trang thiết bị
- Chuồng úm cho gà con có kích thước: 2m x 1m x 0,5m đủ để nuôi 100 con. Nên bố trí chuồng ở đầu hướng gió, cách xa chuồng gà trưởng thành. Dọn vệ sinh, sát trùng và để trống chuồng ít nhất 2 tuần trước khi nuôi đợt mới.
- Chuẩn bị đầy đủ chụp sưởi bằng bóng đèn điện có công suất 60 – 100W, treo cách nền chuồng 30 – 40cm.

3. Nước uống.
-  Nước là nhu cầu đầu tiên của gà con. Để tăng sức đề kháng trong những ngày đầu cho gà con bằng cách pha vào nước 5g đường glucoza + 1g vitamin C/1 lít nước uống.

4. Thức ăn và cách cho ăn.
-  Tùy theo giống gà với tốc độ sinh trưởng khác nhau mà nhu cầu dinh dưỡng sẽ khác nhau. Hiện nay sản phẩm gia cầm thịt, Công ty GreenFeed có thiết kế cho dòng gà thịt thương phẩm và gà thả vườn lông màu.
Sau khi gà con mới nở phải cho uống nước, sau 2 giờ mới được bắt đầu tập ăn. Cho gà ăn tự do để kích thích gà ăn nhiều và ăn hết số lượng trong ngày, tuần đầu: 5 – 6 lần/ngày, sau đó giảm còn 3 – 4 lần/ngày.
-  Để tránh cho thức ăn rơi vãi gây mất vệ sinh, nên đổ lên máng ăn một lượng nhỏ thức ăn, khi gà con ăn hết lại đổ vào tiếp.

5. Chăm sóc và nuôi dưỡng.
=> Nhiệt độ úm gà con
- Gà con tập trung gần nguồn nhiệt, gà bị lạnh. Nếu gà tản ra xa nguồn nhiệt, trạng thái nháo nhác, khát nước, gà bị quá nóng cần phải giảm nhiệt độ. Gà tụm lại một phía là bị gió lùa, cần phải che kín hướng gió thổi.
- Khi đủ nhiệt, gà con vận động, ăn uống bình thường, ngủ nghỉ tản đều.
=> Ẩm độ chuồng úm, chế độ chiếu sáng
- Tốt nhất ở mức từ 60 – 75% để hơi nước trong phân bay nhanh, nên phân khô, gà khỏe mạnh.
- Tuần đầu úm gà con cần chiếu sáng 24 giờ/ ngày, từ tuần thứ 2 trở đi sẽ giảm 1 giờ chiếu sáng trong ngày/ tuần cho đến khi thời gian chiếu sáng trong ngày còn 12 giờ ổn định suốt thời kỳ sinh trưởng.
=> Mật độ chuồng úm, tránh cắn mổ
- Úm trên lồng trong 2 tuần đầu có thể nuôi với mật độ 50 con/m2 từ ngày thứ 5 tăng diện tích vùng quây đảm bảo mật độ nuôi khoảng 20 – 25 con/m2 để gà có thể di chuyển một cách thoải mái đến máng ăn, máng uống.
- Để tránh hiện tượng cắn mổ, bới thức ăn làm rơi vãi gây lãng phí, ta nên cắt mỏ cho gà con vào lúc gà được 10 – 21 ngày tuổi. Cắt mỏ trên của gà ở khoảng ½ từ ngoài vào, mỏ dưới chỉ đốt nóng đầu mỏ để hạn chế phát triển.

6. Quy trình phòng bệnh.
- Trước khi nuôi úm gà con cần phải tiêu độc khử trùng chuồng úm.
- Trong 3 ngày đầu cho uống kháng sinh phòng một số bệnh như thương hàn, CRD, viêm rốn và E.coli. Nên hòa thuốc vào nước uống có kèm theo vitamin A, D, E và Bcomplex nhằm tăng sức đề kháng cho gà con.
- Nếu gà con hở rốn sát trùng bằng cồn iot 0,5% hoặc dung dịch blue metylen 1%.

Tag: cach cham soc ga con, chăm sóc gà con, ga con, gà chọi con, Cách Chăm Sóc Gà Chọi Con Một Cách Hiệu Quả Nhất.

Bài Liên Quan:

Cách Chữa Trị Gà Bị Sưng Cụm Bàn( Bàn Chân )

Thứ Bảy, 20 tháng 6, 2015

Gà Đá Cựa Sắt Cựa Tròn và Cựa Dao

-  Cựa sắt có hai loại: cựa tròn và cựa “dao”. Cựa tròn dùng sắt tròn, mài giũa rất nhọn, có tác dụng đâm xuyên bất cứ đâu trên thân thể gà. Cựa “dao” giống như con dao nhỏ, thường được các thợ rèn chuyên nghiệp tôi, “lấy nước” ‘bén ngọt, có tác dụng “chém”, “xẻ” thịt; nếu “ăn đòn” thì toác thịt; trúng nách, cánh có thể gãy hoặc lìa cánh. Hiện tại, cựa “dao” ít được các tay chơi ưa thích bởi tính… dã man của nó. Nhưng cựa tròn thì cũng đâu thua kém gì. Chỉ cần một cú đâm là có thể gây rách da, sứt cánh, thậm chí nếu trúng “tử huyệt” là… lìa đời ngay lập tức.
-  Có thể nói, hiện nay nói đến đá gà là người ta nghĩ ngay đến đá cựa hay còn gọi là đá “bắt sát”. Bởi vì đá cựa nên việc tuyển chọn, chăm sóc, huấn luyện gà cũng có rất nhiều thay đổi. Việc chọn gà, nuôi gà không còn khắt khe, kỹ lưỡng như trước mà nhiều nơi đã nuôi đại trà, hàng loạt như nuôi gà công nghiệp. Bởi việc “đá một phát chết liền” thì đòi hỏi phải có nhiều gà cung cấp cho các tay chơi. Tuy nhiên, nếu là “con nhà nòi” hoặc là “kê tướng”, “thần kê”, “linh kê” vẫn tốt hơn cả. Việc huấn luyện cũng vậy. Các tay chơi chú trọng nhiều đến sự lanh lẹ, ma mãnh, biết hạ gục đối thủ nhanh hơn là sự “lì đòn” hay “trường sức”.
-  Không như đá “đòn” – ăn hay thua phụ thuộc rất nhiều vào sự “hay”, “dở”, sự tinh quái của gà qua quá trình tập luyện. Trong khi đá cựa thì “điểm yếu” của đối thủ nằm ở “bộ đồ lòng” (phổi, tim, gan, mật) của con gà. Bởi khi gà bị đâm trúng một trong những bộ phận đó đồng nghĩa với chết hoặc mất sức chống cự.


Tag: Cua sat, da ga cuu sat, đá gà cựu sắt, đá gà cựu sắt peru.

Bài Viết hay:

Cách Chọn Gà Cựa Chất Đá Hay

Chủ Nhật, 14 tháng 6, 2015

Các Tiêu Chuẩn Chọn Gà Chọi

Gà chọi nuôi không phải để lấy thịt mà để đá (chọi). Vì vậy việc nuôi thành công một con gà chọi tốt là một việc rất khó. Các hướng dẫn sau sẽ giúp bạn có được một chú gà chọi tốt.

  • Thứ nhất: Chọn giống gà chọi


- Chọn giống là cực kỳ quan trọng, gà cũng giống như các loài động vật khác, tuy cùng loài nhưng sau lại có con chọi hay, có con lại chọi dỡ bởi vì phần lớn là do duy truyền. Bởi vậy các cụ ngày xưa khi có được một chú gà chọi hay thì để lại làm giống. Nếu bạn thật sự muốn tìm gà chọi tốt thì bạn phải nuôi chúng từ quả trứng. Có nghĩa là bạn phải tìm mua được một chú gà bố chọi thật hay sau đó mang về làm giống. Và việc chọn gà mái mẹ cũng rất quan trọng, cũng nên chọn gà mái cùng bầy với các chú gà trống chọi tốt. Sau khi được giống gà tốt thì bạn bắt đầu gây giống.
- Trong một bầy thì cũng gà xấu và gà tốt bạn phải sàn lọc tiếp bằng cách nuôi riêng chúng sau đó cho chúng chọi với nhau và tuyển chọn những con chọi giỏi.

- Cách gây giống gà cũng rất quan trọng nếu bạn không biết sẽ làm giống gà tốt thành xấu. Việc dùng gà mái và trống cùng bầy (cùng bố mẹ) cho chúng giao phối (đạp mái) thì đàn gà con sau này sẽ càng yếu, kém chất lượng do hiện tượng cận huyết. Vì vậy tuyệt đối không được dùng gà cùng bầy đàng (cùng bố mẹ)phối giống.

  • Thứ 2: Luyện tập cho gà chọi: "Nhất khỏe nhì tài"


- Gà cũng giống như người có võ, nếu không luyện tập thì làm sao có sức để ra đòn. Vì vậy không nên nuôi gà trong lồng, trong bội quá lâu, việc này giống như nhốt tù chúng làm cho cơ bắp chúng sẽ không dẻo dai, khỏe mạnh, nên khi chọi với gà khác sẽ mau đuối sức và không nhanh nhẹn.

- Vài ba ngày phải cho gà chọi một lần để tập luyện cho chúng sức bền cũng như làm quen với việc chọi gà làm cho chúng sung lên khi gặp "đối thủ" của mình. Giống như đội tuyển bóng đá vậy thôi nếu bạn không chơi giao hữu mà tối ngày chỉ biết tập và tập thì sẽ chơi không hay được.
- Một vài bài tập được nhiều người chơi gà chọi áp dụng là đeo chì vào chân gà, chì được dát mỏng được bọc vải mềm sau đó quấn vào chân gà. Cái này cũng giống như các vận động viên mang bao cát vào bắp chân khi luyện tập.

  • Thứ 3: Dinh dưỡng cho gà chọi


- Gà ăn uống đầy đủ giúp chúng khỏe mạnh và giúp chúng chọi tốt, lâu mệt. Thức ăn của gà ngoài thốc, lúa thì bạn phải cho ăn thểm các loại ngũ cốc và một số loại côn trùng như ếch nhái, thằn lằn (thạch sùn), dế, giun đất,thịt bò nấu chín ...Nếu chúng ăn được các loại thức ăn này sẽ giúp gà chọi sung hơn và khỏe hơn.
- Kỹ thuật chọn và nuôi gà chọi - gà đá đònThông thường mọi người chỉ cho ăn lúa và uống nước vậy thì làm sao có sức mà chọi, giống như bắt chúng ta ăn cơm và uống nước thôi, nếu dinh dương như vậy chỉ đủ cho chúng ta ngồi một chỗ.

Tag: chon ga choi, chon chien ke,chọn gà chọi đá, chọn chiến kê đá, gà chọi.


Thứ Sáu, 12 tháng 6, 2015

Cách Chữa Trị Gà Bị Sưng Cụm Bàn( Bàn Chân )

  • Nguyên nhân:

-  Gà bị sưng cụm bàn thường do các nguyên nhân như: Bị sưng sau các kỳ vần hơi, vần đòn, chiến trận và nhảy từ độ cao xuống đất mà tiếp đất không chuẩn. Sau các kỳ vần hoặc sau khi chiến trận xong thì ta phải ngân chân cho gà trong một chậu nước lạnh, thời gian từ 5 – 15 phút theo độ dài ngắn của kỳ vần.
-  Với những con gà thả vườn, thấy gà đi lại thập thễnh thì kiểm tra xem chân gà có ấm nóng không? Nếu thấy chân gà ấm nóng thì ta cũng phải thực hiện biện pháp ngâm chân. Cho gà đứng vào chậu nước lạnh khỏang 15 – 20 phút, làm nhưng vậy trong khoảng 1 – 2 ngày và mỗi ngày khoảng từ 1 – 2 lần.
Trận Siêu Kinh điển 13 hồ 4 phút bịt mỏ vẫn thắng

  • Đơn thuốc:

- Củ ngừng tươi 0.3 Kg băm nhỏ + Cây lá lốt bao gồm cả lá và thân cây khoảng 0.2 – 0.3 Kg băm nhỏ + muối hạt 02 thìa (Muỗng) cà phê + cây lá đinh (Đinh nhọt mua ở cửa hàng thuốc nam bắc hoặc ở vườn dược liệu) 0.1 – 0.2 Kg lá tươi, lá khô thì ít hơn + Xuyên khung & long lão (Mua ở cửa hàng thuốc nam bắc) khoảng 20.000 đồng.
Hai Tía Kết Đánh Nhau cực hay
Sử dụng:
- Dùng 3 – 5 lít nước cho vào nồi cùng với các vị thuốc trên rồi đun sôi thật kỹ sau đó để nguội.
- Hỗn hợp thuốc lấy ra thì đổ vào 01 cái chậu nhỏ sau đó pha thêm nước lạnh vào cho vừa ngập phần cựa gà, bế gà rồi thả vào cho gà đứng ngâm chân khoảng 30 – 40 phút/lần mỗi ngày (Nếu ngâm ngày 02 lân thì càng tốt), thời gian ngâm khoảng 10 – 14 ngày tùy theo mức độ nặng nhẹ. Nhớ là khoảng 03 – 04 ngày thì thay thuốc và nước một lần.
Trong thời gian ngâm chân nhớ là phải để cho gà có vị trí càng rộng càng tốt và nhất là có đất cát để bới rãi. Kiểm tra thấy gà đi lại bình thường thì cho gà chạy lồng để kiểm tra (Xoa nhẹ lên cụm bàn ở vị trí sưng nếu không thấy gà có biểu hiện đau thì tốt), cho gà vần thử hơi lấy 01 hồ sau khi vần hơi xong cho gà gâm chân khoảng 15 phút rồi thả ra cho gà đi lại bình thường.
Xám Lý Thông vs Ô Thạch Sanh Hồ 1 1
- Cho gà nghỉ ngơi khoảng 03 – 04 ngày, trong thời gian này nhớ theo rõi kiểm tra thấy gà đi lại hoạt động bình thường thì tiếp tục cho gà vần tiếp 01 hồ hơi và 01 hồ đòn. Vần hơi và đòn kỳ này xong ta kiểm tra thấy con gà hoàn toàn khỏe mạnh, đi lại bình thường tức là gà đã khỏi hoàn toàn không sợ bị tái phát lại nữa.

  • Chú ý: 

- Khi gà đã khỏi sưng cụm bàn rồi nhưng tại vị trí của cụm bàn độ phồng của nó không nhỏ lại được ngay như trước mà phải từ từ mới hết.

Tag: sung ban chan, sưng cụm bàn chân ở gà chọi, chữa sưng bàn chân ở gà chọi, chân của gà chọi, gà chọi.

Bài viết liên quan:

Tổng Quan về Gà Chọi( Tất Tần Tật )

Thứ Tư, 3 tháng 6, 2015

Tổng Quan về Gà Chọi( Tất Tần Tật )


  Đa phần anh em chúng ta không biết làm nước chữa thương cho gà trong các trận chiến, nếu có biết thì thuộc vào loại thường thường. Trong trận chiến người làm nước vận dụng kiến thức và kinh nghiệm của họ vào thực tế nó biến ảo khôn lường bởi vậy mới có người nói trong hai con gà ngang tài ngang sức giao tranh thì phần thắng bao giờ cũng thuộc về con có người làm nước giỏi.
Hôm trước tôi đã nói sẽ cố gắng sắp xếp thời gian học hỏi sưu tầm kinh nghiệm của một số người làm nước nổi tiếng đất hà nội về tổng hợp lại đưa lên đây để mọi người cùng tham khảo. 

1 Công tác chuẩn bị: 

- Khăn làm nước lấy loại khăn rửa mặt hình chữ nhật khoảng 20cm x 30cm loại vải bông, nên dùng loại khăn dễ thấm nước đã sử dụng.
- Kim chỉ được luồn sẵn, lưỡi lam, cây kéo nho nhỏ (Nên dùng loại chỉ may giầy dép thông thường).
- Mỏ gà gồm mỏ chấu phần trên và mỏ dưới nếu có. Số chuyên nghiệp có thủ theo một hộp mỏ gà. Đây là những mỏ trên và mỏ dưới của gà giữ lại từ những con gà thịt. Tuy ít được xử dụng nhưng khi cần thì rất hữu ích với trường hợp gà bị đá bay mỏ chấu.
- Lông cánh gà theo con gà. Lông cánh mang theo có thể dán vào cánh nếu bị gãy quá nhiều khi gặp những con gà phá giáp. Ta lấy lông cánh mang theo ra ướm thử sau đó cắt vừa đủ rồi bật lửa hơ nóng thanh nhựa cho nhựa chảy ra rồi dán chỗ bị gãy.
- 1 Lọ V-Rohto thuốc nhỏ mắt lọ màu xanh. Dùng thuốc nhỏ vào mắt gà vệ sinh bụi cát bay vào mắt và khử trùng làm mát cho mắt.
- Cơm lắm (Cơm vắt) và một số lát ngừng tươi. Cơm lắm dùng sẽ cho gà ăn khi mới ghép gà so trạng xong. Cho gà ăn ít cơm vắt và mấy lát ngừng tươi bổ sung cho gà có thêm năng lượng và làm ấm nội tạng gà trong thời gian gà nghỉ làm nước từ cuối hồ 3 trở ra.

Trận Siêu Kinh điển 13 hồ 4 phút bịt mỏ vẫn thắng 

2. Làm nước chuẩn bị thả gà.

  Cho gà ăn khoảng 2 viên cơm lắm cỡ bằng ngón tay trỏ và cho gà uống khoảng 3 vắt nước chảy từ khăn làm nước qua ngón tay cái vào miệng gà xong. Người làm nước lấy miệng hút nước từ khăn phun sương từ đầu gà xuống phía trước chân rồi chuyển ra phía sau theo thứ tự, nên ngồi trực diện với con gà. Lấy khăn nước lau phần đùi rồi xuống lau cẳng chân, sau đó lau trên da làm mát cho gà ở những nơi đã được cắt tỉa lông và tránh không làm ướt lông. Vắt khăn thật khô, lau mặt gà, cần cổ, trước ngực, lông cánh, lông mã, lông đùi. Trước khi thả gà phải lau sạch nước trên da gà nhất là phần hốc lách non.
  Tất cả phần việc chuẩn bị đã xong ta lên thả gà ra cho gà đi lại vỗ cánh một chút để con gà được cảm thấy thoải mái và khoan khoái trước khi vào trận.

3. Làm nước lúc giao đấu & ra hồ:

  Kỹ thuật làm nước là do tài và kinh nghiệm chiến trường của người làm nước. Con gà bị khiếm khuyết cái gì thì người làm nước săn sóc kỹ phần đó. Điều căn bản trong tay người làm nước luôn luôn phải có khăn ướt.
Làm nước trong lúc giao đấu là các trường hợp như (Tuột băng bịt cựa, tuột bao bịt mỏ, gà tháo lối phi ra khỏi vòng sới và một số đặc điểm khác nhau mà do từng nơi nội quy quy định của sới gà). Người làm nước tranh thủ làm sơ qua cho gà trong khoảng thời gian ngắn.
  Người làm nước phải chú ý nội quy quy định luật sới từng nơi có khác nhau.
Làm nước ra hồ, khi trọng tài tuyên bố hết hồ ra gà là người làm nước phải nhanh chóng dùng cái khăn nước luồn dưới lườn gà mang về vị trí của mình. Lấy khăn nước vắt nước cho chảy theo đầu ngón tay vào miệng cho gà uống nước (Uống nhiều hay ít là do kinh nghiệm của người làm nước). Lấy miệng hút từ chai nước mang theo một ngụm nước vừa đủ phun sương từ đầu gà xuống trạng ba cần cổ, chuyển gà về phía trước và phun sương từ sau gáy tới. Lấy khăn nước ủ vào hai nách non của gà, lau xuống đùi và lườn bụng.
                           Nếu gà thở nhiều thì chú ý tập chung vào làm mát hai bên nách non nhiều hơn cho gà đến khi gà bớt thở. Thấy gà đỡ mệt cho gà uống ngụm nước thứ hai, thứ ba như trên từ khăn nước. Sau đó vắt sạch khăn nước rồi nhẹ nhàng lau mặt gà. Người làm nước có thể dùng khăn và kẹp giữa ngón tay cái và trón tay trỏ và kẹp vào cổ gà phía trước và phía sau rồi giật nhẹ ra tết mỏ cho gà.
Hai Tía Kết Đánh Nhau cực hay

4. Làm nước cho gà đứng sâu hồ:

  Gà đứng sâu hồ thì bao giờ cũng bị trúng nhiều hơn, thấm tím tang tích và bầm dập nhiều do đó người làm nước cần phải nhẹ tay. Người làm nước chú ý xử dụng cách làm nước như hướng dẫn phần trên. Khi gà bớt thở thì xoay sang cách làm nóng để làm gà thư giãn và giảm đau. Nhúng khăn vào chậu nước nóng rồi vắt khăn hơi khô trùm lên đầu gà, dùng hai bàn tay ủ bên ngoài cho hơi nóng thấm sâu vào trong và làm tiếp làm dọc theo cổ gà, hai bên tràng cần hướng lưng gà. 
  Tiếp đến mu lưng là để cái khăn đã vắt khô lên lưng gà và di chuyển hơi nóng dọc theo sống lưng xuống tới phần cuối lưng gà. Gà bị đòn dọc, kiềng, mé thì cầm nhẹ đầu gà và để cổ tay vào hầu gà và lăn theo chiều dài cánh tay phải từ hầu gà xuống cho đến bầu diều vài lần.
Khua hồ hơn thì các bắp thịt ở đùi và chân gà dão cơ và mỏi nên chân thường hay run. Lúc này tránh làm mát mà chỉ nên làm nóng bằng khăn nóng là tốt nhất. Nếu trận đấu phải kéo dài thì cuối hồ 3 ta cho gà ăn chút cơm và mất lát ngừng mang theo như đã nói sau đó cho gà uống chút nước từ khăn để cho cơm trôi xuống bầu diều. 

5. Làm nóng cho những trận gà đứng sâu hồ. 

Thông thường người làm nước có thể làm nóng gà như xoa hai tay lại với nhau, xoa tay vào đùi. Những cách làm này không đủ để tạo sức nóng cho gà.
Những ngày hè oi bức việc làm mát và hạ hỏa cho gà là điều cần thiết. Nhưng có những trận đấu kéo dài về sâu hồ sẽ làm gà tụt lực, lỏng gân và giảm tốc độ đi do gà bị lạnh. Cần bổ sung nhiệt tăng cước sức nóng để giữ thân nhiệt gà trở lại mức bình thường.Con gà có thân nhiệt trung bình từ 40 0C cho tới 43 0C. Do đó ta phải tăng cương sức nóng để gà duy trì nhiệt độ ở mức 39 0C đến 42 0C, nếu nhiệt độ tụt dưới 39 0C thì gà sẽ bị tụt lực hoàn toàn nhìn ủ rũ.
Ta lấy khăn làm nước cho vào chậu nước nóng rồi vắt khô nước, chỉ dùng hơi nóng để chườm cho gà như đã nói ở phần 5 nhằm tăng cường duy trì thân nhiệt cho gà. 
Xám Lý Thông vs Ô Thạch Sanh Hồ 1 1 

6. Làm nước sau trận đấu: 

  Sau khi trận đấu đã kết thúc, người làm nước ôm gà ra khỏi sới để vỗ đờm trong cổ họng ra cho sạch. Người làm nước phải làm nhẹ tay vì sau trận đấu gà dù nhanh hay chậm ít nhiều thì cũng bị bầm dập và đau đớn. Tay trái vành miệng gà ra rồi tai phải lấy khăn nước vắt cho nước chảy theo đầu ngón tay vào miệng gà, tay phải bỏ khăn nước vào chậu rồi vỗ nhẹ nhẹ dưới hầu gà để cho rốt rãi chảy ra ngoài và cứ liên tục như vậy khoảng 3 – 4 lần đồng thời lấy tay vuốt nhẹ nhẹ từ hầu xuống dưới bầu diều. Làm như để cho ra hết đờm rãi trong cổ họng và sạch sẽ tránh cho gà bị hen, cho gà uống một ngụm nước nhỏ vừa đủ. 
  Lấy lá ngải cứu vò với mấy hạt muối và mấy lát ngừng rồi nhét vào miệng cho gà nuốt. Tránh không làm ướt hết lông gà mà chỉ nên lau lót qua cho sạch sẽ vết máu và cát đất trên người là được. Thả gà vào lồng hay một khu đất trống để gà đi lại hoặc phơi nắng giúp gà mau khô vết thương, Khoảng 4 tiếng đồng hồ sau trận chiến thì ta lấy rượu thuốc bóp lau hoặc quét lên người cho gà mau bình phục.
 
Xám Lý Thông vs Ô Thạch Sanh Hồ 2 2

7. Xử lý nhanh gà bị nạn. 

A. Tết mỏ cho gà:
Như đã nói ở trên là ta nên dùng loại chỉ may giầy dép vì sợi chỉ không to và cũng không quá nhỏ vừa để làm.
Tết mỏ cho gà có ba trường hợp sau. Thứ nhất mỏ gà yếu phải tết vào ngay từ đầu hoặc muốn cho gà dựng lên để đua cần ngay từ đầu. Thứ haitrường hợp gặp đối thủ chuyên đá vào ngọn mỏ hoặc sâu hồ mà đối phương đã xuống đầu hoặc xuống sức thì tết mỏ để gà dưng lên không chế kết thúc trận đấu (Kinh nghiệm của người làm nước). Thứ ba gà bị bong mỏ hoặc bật mỏ rơi ra thì phải tết lại.
1. Tết mỏ gà cần phải có 2 người. Người phụ ngồi sau con gà, đặt gà về phía trước giữa hai đùi người phụ. Cho ngón tay trỏ của tay phải xỏ ngang qua miệng gà giữa phần mỏ trên và phần mỏ dưới để cho gà há miệng ra, ngón tay cái giữ phía sau sọ gà để khỏi giẫy. Người tết mỏ ngồi đối diện với con gà để thực hiện việc tết mỏ.
2. Lấy đoạn chỉ dài khoảng 1.3mét, cắt 1 miếng băng keo vải hơi xéo xéo vừa đủ để dán vòng 1 phần mỏ trên nơi cần tết. Sau đó để sợi chỉ về phía sau mào gà chỉnh đều hai bên rồi vòng ra phía trước mào gà và thắt hai nút tương thích với khoảng vị trí cần tết cho khỏi tuột. Thắt vừa phải không quá lỏng hoặc quá chặt.
3. Lấy đoạn chỉ bên tay phải làm thành một nút tròn, lòn sợi chỉ bên tay trái qua nút tròn đó, xong đưa nút tròn đó vào mỏ trên của gà. Cầm 2 đầu dây kéo lên cho nút nằm sát vào nhau về phía trên nơi tiếp giáp của mỏ với vùng da gần chân mào.
4. Tiếp tục luân phiên làm nút tròn bên tay phải rồi sang bên trái như đã hướng dẫn cho đến khi nào phần chỉ buộc thành gút trên mỏ trên của gà ra đến ngần phần ngoài đầu mỏ là ngừng thắt gút tết mỏ. Cầm hai đoạn chỉ ở hai tay kéo ngược lên trên và xiết cho các vòng chỉ khớp vào cho chặt rồi thắt chặt mối cuối bằng 2 nút cho thật chắc rồi lấy kéo cắt bỏ đoạn chỉ còn dư cho gọn gàng. Sau đó người làm nước lấy tay nhúm chút cát ướt ở sới và chà vào bên ngoài và bên trong mỏ trên, chỗ vừa được khớp cho gà quen dần với mỏ và lớp chỉ mới vừa được tết.
Lưu ý: Phần tết mỏ này cần những người thực sự chuyên nghiệp vì công việc tương đối phức tạp và thời gian lại ngắn nhất là nghỉ giữa hồ. Người viết nói sơ lược thôi chứ nói trên giấy tờ miệng lưỡi thì khó diễn tả hết.
B. Gà bị bật mỏ:
  Trường hợp gà bị đá bật mỏ rất ít nhưng không phải là không xảy ra. Có thể gặp những con chuyên đá vào ngọn mỏ làm mỏ mau bị long chân và lên tang mỏ.
  Gà bị bật mỏ thì tết lại theo hướng dẫn đã nêu trên. Gà bị đá rời mỏ thì hơi khó tết lại vì lớp mỏ non bên trong sẽ bị dập, chảy máu nhiều. Nhổ mấy cái lông tơ mềm trong nách non hay gần phần đùi trên gần lông mã và đặt lên mỏ non của gà để cầm máu. Sau đó lấy cái mỏ đã rớt hay mỏ dự phòng mang theo, ướm thử xem có vừa hay không rồi lắp mỏ lại sau đó khâu xiên vào phần thịt non trong mỏ cũ lấy 2 mũi và mỗi mũi một bên rồi tết mỏ gà bằng chỉ như hướng dẫn phần tết mỏ trên. Thường gà đã bị đá bật mỏ thì làm lại và tết mỏ lại chỉ giúp cho gà không bị bể mỏ non và mất máu để tiếp tục thi đấu. Gà được tết mỏ lại sẽ ít mổ hơn vì khi mổ gà sẽ bị thốn, chủ gà không nên đặt nhiều hy vọng rằng gà sẽ cắn đá bình thường.
C. Gà bị đánh trúng huyệt (Ta hay gọi là cáo):
Thường gà bị đánh vào yếu huyệt có thể nằm bại ngay tại sới hoặc chí ít cũng là nhảy nhồng lên kêu oang oác. Trúng đòn cáo gà vụt bỏ chạy ra khỏi sới là do gà bị trúng đòn vào ngang lỗ tai. Nhiều con gà tài khi trúng đòn này chỉ chạy vụt ra khỏi sới trong tích tắc và quay trở lại sới đá tiếp chứ không cần sự can thiệp. Ngoại trừ gà bị trúng đòn quáng quá nặng, mặt mày ngơ ngác. Trong trường hợp này gà cần phải mất một vài phút sau mới tỉnh. Như đã nói ở phần trên, ta nên chú ý khi gà bị cáo nặng không nên cho uống nước nhiều vì bị dễ ngộp nước mà cho uống nhiều ngụm nhỏ từ từ.
D. Gà bị nhíp mắt (Bị đánh xưng kín không nhìn thấy):
  Gà bị xưng kín mí mắt trong trận đấu (Không phải gà bị mù). Nếu là ra nhỉ giữa hồ thì ta phải khâu vén mí mắt lên cho gà được mở mắt ra nhìn đối phương. Tránh không lấy khăn nước lau lên viền mắt vì làm như vậy mắt gà bị xót. Thấm nước ở mặt gà cho khô, lấy thuốc nhỏ mắt V-Rohto nhỏ lên viền mí mắt gà để làm mát cho mắt tạo sự linh hoạt hơn, bôi quanh hốc mắt lớp pho mát để tránh cho nước vàng chảy vào mí mắt. Đưa miệng sát vào bên mắt bị nhem và tiếp tục hà hơi ấm vào mắt gà. Sau khi hà hơi ấm vào mắt gà độ 3 lần, mỗi lần chừng 20 – 30 giây sau đó cho gà uống nước và đi lại. Lấy khăn nước đập nhẹ vào đuôi gà và thúc gà đi lại và cho nhìn thấy đối phương, làm gà sung lên và tỉnh táo.
E. Gà bị đâm cựa hoặc móng thái:
  Nhiều con sử dụng cựa và móng thái để đâm rất tốt. Vết thương không sâu nhưng gà bị chảy máu lên tang tích. Vết thương do cựa và móng thái gây ra thường không rộng miệng nên khâu lại rất khó. Để chữa vết thương người làm nước lấy miệng hút hết máu đọng trong vết thương ra rồi lấy kim chỉ may khâu lại. Lấy ngón tay bịt vào vết thương khi phun nước, tránh vết thương bị ướt.
G. Gà bị đánh gãy cần về một bên:
  Trường hợp gà bị đánh gãy cổ hoặc bị cựa nhét vào lỗ tai mà đầu nghiêng về một bên. Hết hồ ra làm nước ta làm nước chữa thương bình thương cho gà nhưng tuyệt đối không được lắn sửa lại hay dùng bất cứ một liệu pháp chữa trị nào khác để tác động vào cần gà. Cứ để nguyên như vậy rồi cho gà vào đánh bình thường khi có tián hiêu báo thả gà. Tại sao phải như vậy? Theo kinh nghiệm của các cao lão là để cho con gà nó tự chữa trong lúc giao chiến. Liệu pháp này Khánh đã thấy tận mắt khi gà của Khánh đánh gà người ta gãy cần mà người ta không chữa, vào hồ gà mình đánh mấy chân thế là gà họ trở lại bình thường.
H. Gà bị đánh cho mê đầu:
   Trong trường hợp gà bị đánh cho mê đầu với điều kiên là chỉ bị gà đối phương đánh đòn tập trung vào đầu, thân người con nguyên và thể lực con tốt nhưng bị mê đầu. Cứ hết hồ ra làm nước ta lấy nước lạnh phun vào làm mát cho gà rối lấy khăn nước vắt sạch lau khô thật nhanh hoặc lấy khăn nóng vắt khô nước lau vào những vị trí đã cắt tỉa long (Dùng nước nóng hoặc lạnh làm nước cho gà là tùy thuộc vàothời tiết mùa đông hoặc mùa hè của miền bắc. Miền Nam thời tiết nóng nhiều thì ta chủ yếu là dùng nước lạnh). Tiếp theo là cho gà đứng hẳn xuống đất rồi lấy nước lạnh nhỏ chút chút đều đều vào đầu gà để cho gà từ từ tỉnh lại, lấy tay búng nhẹ vào hông đít gà cho gà bước đi bước lại nhẹ nhàng vài bước.
Xám Lý Thông vs Ô Thạch Sanh Hồ 3 3 Hồ Kết 

I . Om bóp vào nghệ:

1 . Nguyên liệu om bóp:
  700 grams nghệ ta lấy củ nghệ già xay hoặc giã mịn, Xuyên khung thái nhỏ + long lão 20.000 VND (Mua tại hiệu thuốc bắc), 2lít rượu trắng 40 – 45 độ, 1 cục phèn chua to bằng đầu ngón tay cái. Tất cả cho ngâm chung vào với nhau. Sau 1 tháng mang ra dùng. (Muốn cho gà được đỏ đẹp bóng bẩy như cách dùng nghệ miền Nam thì nên cho thêm một chút huyết giác)
2. áp dụng:
  Khi gà đã được thử nghiệm kiểm tra và sau khi cắt tai tích và tỉa lông thì ta bắt đầu cho gà vào om bóp vần vỗ theo chế độ.
- Buổi tối sau khi cho gà ăn uống đấy đủ xong thì thả gà ra cho gà đi lại vỗ cánh tự do, dùng 1 cái ly thủy tinh để chứa hỗn hợp thuốc dùng cho việc om bóp. Dùng chổi sơn nhỏ 1 cm hoặc chổi vẽ nhỏ quét hỗn hợp nghệ vào những phần da đã được cắt tỉa lông cho đều một lượt, thả gà ra cho gà đi lại vỗ cánh tự do và để cho khô da rồi nhốt gà lại cho gà đi ngủ.
- Sáng sớm ngày hôm sau ta bắt gà thả ra cho gà đi lại vỗ cánh tự do một chút sau đó lấy 1 cái khăn mặt bông thấm nước nóng vắt khô khoảng 50% nước, lau qua cho gà một lượt vào những chỗ mà ta đã quét nghệ. Thả gà ra cho gà đi lại vỗ cánh một lúc rồi nhốt gà lại.
- Cách vào nghệ này ta làm liên tục 3 ngày do vậy mà nó mới có tên là vào 3.
3. Lưu ý:
- Sau khi gà đánh đấm vần vỗ về 3 ngày sau ta mới vào nghệ cho gà bởi đây là thời gian cho gà nghỉ ngơi dưỡng sức chữa thương.
- Gà thiếu thịt không nên vào nghệ (nếu có vào nghệ thì thật sự phải có kinh nghiệm, bằng không thì coi như là khó nói).
4. Xả nghệ:
- Lá ngải cứu mua về rửa sạch sau đó ta cho vào nồi nhỏ nấu chín.
- Để nước trong nồi sôi lưu diu, ta lấy 1 cái khăn mặt bông khoảng 30 – 45 Cm gấp 2, gấp 4 lại rồi nhúng vào trong nồi nước lá ngải, vắt khô nước khoảng 80 – 90% và nhớ là không được để khăn nóng quá vì khăn nóng quá sẽ làm cháy da gà (Tay cầm khăn quệt qua ta không cầm khăn để kiểm tra độ nóng của khăn) sau đó ủ khăn vào những vị trí mà ta đã cắt tỉa lông rồi xoa bóp nhẹ nhàng. Nhúng lại khăn vào nồi nước rồi vắt khô như đã nói sau đó lau vào những vị trí vừa mới làm và làm lần lượt như vậy cho đến khi hoàn thiện chu trình.
- Cách xả nghệ này ta làm liên tục 4 ngày do vậy mà nó mới có tên là ra 4.

II. Chế độ vần gà:

1. Kỳ đòn 1:
  Ta tìm con gà bằng trạng bằng cân, quấn kỹ chân cho đánh đòn khoảng 1 hồ, xong thì vỗ đờm và lau sạch sẽ. Cho gà nghỉ khoảng 4 – 5 ngày vì là gà non.
Tranh thủ thời gian ta cắt tai tích cho gà hoặc cắt trước sau gì đó là do sở thích và quan điểm của từng người. Còn Khánh tui cứ gà gáy rõ tiếng là cắt tai tích.
2. Kỳ hơi 1:
Ta tìm con gà bằng trạng bằng cân hoặc hơn trạng một chút, quấn kỹ chân sau đó bịt mỏ để gà quần nhau khoảng 3 hồ (Mỗi hồ từ 20 – 25 – 30 phút), trước khi kết thúc vần hơi ta lên cho gà đánh đòn thả mỏ khoảng 7 – 10 phút xong thì vỗ đờm và lau sạch sẽ. Cho gà nghỉ khoảng 9 ngày.
3. Kỳ đòn 2:
  Ta tìm con gà bằng trạng bằng cân hoặc hơn một chút, quấn kỹ chân cho đánh đòn khoảng 2 hồ, xong thì vỗ đờm và lau sạch sẽ. Cho gà nghỉ khoảng 6 – 8 ngày tùy theo thương tích.
4. Kỳ hơi 2:
  Ta tìm con gà bằng trạng bằng cân hoặc hơn trạng một chút, quấn kỹ chân sau đó bịt mỏ để gà quần nhau khoảng 4 hồ (Mỗi hồ từ 20 – 25 – 30 - 35 phút), trước khi kết thúc vần hơi ta lên cho gà đánh đòn thả mỏ khoảng 7 – 10 phút xong thì vỗ đờm và lau sạch sẽ. Cho gà nghỉ khoảng 12 - 14 ngày.
5. Kỳ đòn 3:
  Ta tìm con gà bằng trạng bằng cân hoặc hơn một chút, quấn kỹ chân cho đánh đòn khoảng 4 hồ, xong thì vỗ đờm và lau sạch sẽ. Cho gà nghỉ khoảng 14 - 16 ngày tùy theo thương tích.
6. Kỳ hơi 3:
  Ta tìm con gà bằng trạng bằng cân hoặc hơn trạng một chút, quấn kỹ chân sau đó bịt mỏ để gà quần nhau khoảng 4 hồ (Mỗi hồ từ 30 – 40 – 50 - 60 phút), trước khi kết thúc vần hơi ta lên cho gà đánh thả mỏ khoảng 7 – 10 phút xong thì vỗ đờm và lau sạch sẽ. Cho gà nghỉ khoảng 20 – 22 ngày.
7. Kỳ đòn 4:
  Ta tìm con gà bằng trạng bằng cân hoặc hơn một chút, quấn kỹ chân cho đá đòn khoảng 6 hồ, xong thì vỗ đờm và lau sạch sẽ. Cho gà nghỉ khoảng 20 - 24 ngày tùy theo thương tích. (Kỳ này ta có thể cáp độ đá bao trong khoảng 6 hồ thắng thua gì thì hết 6 hồ là bê lên cốt là để lấy kỳ vần. Nhưng vẫn có những con gà tài không đơi tuổi do vậy mà không cần phải vần đủ thời gian giống như công thức, chỉ cần được 4 hồ đòn và 100 phút hơi là cho gà xuất chinh đi chiến đấu được rồi).
Tía mắng vợ  Sao 3 lông 1 Chạy kêu video a Giang   Gà Chọi 
8. Lưu ý:
- Gà vụ lông 1: Gà vụ lông 1 sau khi đã kiểm tra đòn lối thấy ok rồi, ta cho gà vào chế độ đến một thời gian nhất định khi gà đã đảm bảo được đầy đủ yếu tố để ra trường thì cứ yên tâm cho ra ( Gà lông 1 rất dễ trong việc vần vỗ).
- Gà vụ lông 2: Gà vụ lông 2 vần vỗ rất mất thời gian và cẩn thận vì chỉ cần nóng vội sơ xuất là có thể hỏng con gà. Do vậy mà khi vần hơi hoặc vần đòn ta đều phải tăng từ từ không được tăng quá nhanh vì nó không giống gà vụ lông 1 bởi nó bị gián đoạn trong thời gian nghỉ thay lông. (Nhưng là gà vụ lông lỡ thì không có vấn đề gì cả, ta vần như gà vụ lông 1).
Gà vụ lông 2 trước khi cho gà vào chế độ, trong thời kỳ gà còn chưa khô lông thì ta nên tập tay cho gà có gân gối vững vàng cứng cáp trước khi đưa vào chế độ.
- Trước khi ra trường ta xả nghệ 5 ngày và không om ngày cuối. mà thả ra chuồng rộng, thoáng mát và tránh mưa nắng để cho gà đi lại thoải mái cho xung gà.
- Sau trận chiến hay kỳ vần ta phải cho gà ngâm chân từ 5 - 20 phút trong nước lạnh, ngâm ngập đến đầu gối để làm mát chân gà và tránh gà bị xưng cụm bàn.
- Khoảng 2 giờ sau thì dùng thuốc nhỏ mắt V-Rohto loại chai màu nâu nhỏ vào mắt gà làm cho sạch cát bụi và trị đau mắt, dùng thuốc bóp lau quét vào cho gà để làm tan đòn mỗi ngày 2 lần sáng chiều.
- Vần xong khoảng 3 – 4 giờ sau cho ăn cơm trộm với thóc ngâm 1 ngày, nếu cẩn thận thì ta cho ăn 2 – 3 ngày (Tùy theo từng trận chiến và sức khỏe của gà).
- Sau các trận đánh đấm 3 – 4 ngay ta cho gà chạy lồng để rèn luyện thể lực. gà chạy lồng xong thước khi nhốt gà ta nên massager cho gà (Chú ý tùy vào thể trạng con gà và mỗi trận đấu để có thể cho gà tập sớm hoặc muộn).
- Do đặc thù của thời tiết miền Bắc mà trong cách thức om bóp theo từng mùa cũng phải linh động cho phù hợp tránh gà bị nhiễm lạnh. Mùa Đông khi om xong tốt nhất là lấy máy sấy tóc sấy khô cho gà rồ sau đó thà ra cho gà vỗ cánh.
- Hàng ngày trước khi gà đi ngủ ta lấy hỗn hợp rượu om gà rồi lấy chổi sơm hoặc chổi vẽ quét vào chân quản gà để cho chân quản gà được khô cứng rắn chắc.
- Về mùa đông lạnh giá ta cho gà nghỉ dưỡng thương 5 ngày/1 hồ đòn vì mùa đông gà hồi phục thể trạng chậm hơn các mùa khác trong năm.
Tía Mào Cờ đánh cực hay 

III. Nuôi dưỡng:

1. Thức ăn cho gà:
  Gà bắt đầu vào chế độ chiến phải tuyệt đối cẩn thận và lưu ý đến thức ăn cho gà. Thóc (Lúa) hạt đãi sạch vỏ chấu sau đó ngân với nước từ 8 – 12 giời rồi xả nước để ráo, trộn thóc với men tiêu hóa và các loại viatamin khoáng chất mua tại hiệu thuốc thú y theo liều lượng chỉ dẫn cho gà ăn. Nước uống ngày cho gà uống 2 lần vào buổi sáng và buổi tối trước khi gà đi ngủ, mùa đông không cho uống nước vì trong thóc ngâm đã có lượng một nước nhất định.
 
  Khi đã cho gà vào chế độ chiến rồi là tối kỵ có mỡ thừa và trong cơ thể nhiều nước. Sáng sớm cho gà ăn thóc đến chiều cho ăn rau xanh hoặc giá đỗ, tối trước khi đi ngủ cho gà ăn thóc xong thì cho gà uống nước để sáng ra tiêu hóa hết thóc trong bầu diều. Một tuần cho gà uống 2 – 3 viên thuốc bổ nhóm B như là viên nén tổng hợp, thêm ít thịt cá nấu chín (Chú ý tránh cho ăn nhiều quá làm gà tăng cân) và một vài nhánh tỏi tươi giúp cho gà tiêu hóa tốt cũng như tránh được gió má.
2. Nuôi nhốt gà:
  Trong thời gian cho gà vào chế độ om vần ta lên nhốt gà vào chuồng có diện tích tối thiểu 2 m2 nền đất hoặc cát mền, có cầu tre để cho gà nhảy nhót vui chơi. Tối cho gà đi ngủ phải cho vào bồ hoặc chụp nhưng nhớ là phải mắc màn và che đậy cẩn thận tránh muỗi đốt và gió má là ảnh hưởng tới sức khỏe của gà. 
Bạn thấy bổ ích và hay thì hãy like ủng hộ mình nhé ! 
Tag: Ga choi, tổng quan về gà chọi, chien ke viet nam, Chiến kê việt nam, Chọn Gà Chọi
Bài Viết Hay:

Thứ Ba, 2 tháng 6, 2015

Cách Xem Chân Gà Đòn Tổng Quát

1. Hậu biên yến quản đồng hành 
-  Hậu biên đồng hành tức là Hậu Biên Tiên Lộ. Hàng biên và hàng hậu cùng song song đi xuống, cuối cùng hàng hậu tấp vào hàng biên cùng đi xuống ngón ngoại. Đây là gà quý. 


2. Giáp Long Chi Tự Điềm Lành Hữu Linh 
-  Vảy Giáp Long đóng ở ngón thới. Vảy có hình cánh bướm hoặc từa tựa vảy rồng nên được gọi là giáp long. Loại thần kê này chuyên dùng móng làm trảo để điểm vào mắt địch. 
3. Âm minh thư đoản tài tình, 
4. Âm minh hùng đoản thanh vang hổ gầm. 
5. Hổ gầm khẩu chớ lặng câm, 
6. Hoặc rung khẩu hạ biết ra vẹn toàn. 
-  Âm minh thư đoản là tiếng gáy thanh, rít mà ngắn ở tiếng ngân cuối. Cũng là loại gà có tài. Âm minh hùng đoản là tiếng gáy mạnh mà ngắn ở tiếng ngân cuối. Tiếng gáy có âm thanh như cọp rống. Khi gà gáy mạnh và tiếng gáy kết thúc ngắn gọn thì đó là gà dữ. 
Tía Vs Xám đánh Cực hay
- Gà gáy phải há lớn miệng mới tốt. Ngậm miệng lặng câm không tốt. 
- Khi gáy mỏ dưới không rung mới tốt. Rung thì cũng chưa vẹn toàn. 

7. Vậy thời cho rõ đừng oan, 
8. Kẻo mà hay phản "Đạo Kê" là thường. 
9. Xem gà ta phải cho tường, 
-  Người xưa xem phép đá gà là Ðạo vì nó đòi hỏi sự thông suốt kê kinh. Ðoạn này xác quyết sự chính xác của kinh và quy sự thất bại vào người xem kinh chưa thông suốt. 
Trận Siêu Kinh điển 13 hồ 4 phút bịt mỏ vẫn thắng
10. Rõ ràng "hoa thới" một đường thẳng ngay. 
11. Nội lên tiếp ứng nào hay, 
12. Có mà "giáp độc" chận ngay là tài. 

-  "Hoa Thới" tức là Thới Hoa Ðăng. Vảy của ngón thới không ngưng lại ở chậu mà chạy thẳng lên tới cựa rõ ràng thắng tắp thì gọi là Hoa Thới. 
-  Vảy của ngón nội không ngưng ở chậu mà chạy thẳng lên tiếp ứng với Thới Hoa Ðăng tạo thành ngã ba và nhập một đi thẳng tới cựa. 
-  Cả hai hàng vảy này bị Ðộc giáp chặn lại tại cựa. Vảy độc giáp ở hàng Quách là một vảy lớn hả mồm ngậm chiếc vảy cuối cùng của Hoa Ðăng. 
Lưu ý: vảy Ðộc giáp không phải là một liên giáp mà chỉ là một vảy lớn. 
13. Chận rồi còn thể là hai, 
14. Chấn trên giữ dưới thế hoài phải phân. 
15. "Thần hổ đệ nhất" nên cân, 
Đoạn này mô tả vảy "Đệ Nhất Thần Hổ Đao". 
- Vảy ĐNTHĐ là đại giáp nội đóng tại hàng Quách, tức là liên giáp bao gồm ba vảy. 
- ĐNTHĐ hả miệng ngậm chiếc vảy cuối cùng của Thới Hoa Đăng đi lên vì thế vảy này đóng trên cựa 1 ly. 
Hai Tía Kết Đánh Nhau cực hay
- ĐNTHĐ phải đóng cả hai chân. Gà có vảy này được liệt vào hạng "Linh Kê". 
16. "Hổ Thần Đệ Nhị" cũng phân rõ ràng. 
- Đệ Nhị Thần Hổ Đao nằm ở hàng Quách và cũng hả miệng ngậm ngọc giống như Đệ Nhất Thần Hổ Đao. Cả hai đều nằm trên cựa 1 ly nhưng Đệ Nhị Thần Hổ Đao không phải là một đại giáp mà chỉ là một liên giáp. Đại gi
áp do ba vảy tạo thành, liên giáp chỉ do hai vảy mà thôi. 
- Hai chân đều có Đệ Nhị Thần Hổ Đao đóng, nếu không thì thất cách. 
- Thới Hoa Đăng của vảy phải rõ ràng và thẳng tắp. (Đăng có nghĩa là đèn. Đèn đỏ rực thắp sáng thẳng hàng đẹp như hoa nở nên gọi là đèn hoa.) Có lẽ vì những vảy này nổi lên tròn trịa đẹp như đèn hoa nên có tên là Hoa Đăng. 
- Gà có chân này có tài cản cựa địch khó đâm. Rất quý. 
- Thưa quý độc giả, Tàng Kinh Các của Nhất Phẩm Ðường lưu trữ nhiều Giáp Kinh của các danh gia. Một trong những Giáp Kinh này do danh sư Phan Kim Hồng Phúc biên soạn và trong đó có sự khác biệt của Ðệ Nhất và Ðệ Nhị Thần Hổ Ðao. 

Sau đây Mộng Lang xin trình bày những điểm quan trọng của ngài Hồng Phúc. 

-  Theo như Sư Kê Phan Kim Hồng Phúc thì Thần Hổ Ðao không phải là một liên giáp hay đại giáp mà chỉ là một giáp tại hàng Quách. 

- Ðệ Nhất Thần Hổ Ðao thì đóng trên cựa một ly và cũng mở miệng ngậm ngọc. 
- Ðệ Nhị Thần Hổ Ðao cũng có hình dáng tương tự nhưng nằm cao hơn. 

Gà có vảy này thì ra đòn xuất quỷ nhập thần. Khó có địch thủ nào sống sót để gáy. 

*Thầy Phan Kim Hồng Phúc không cho biết vảy Đệ Nhị Thần Hổ Đao nằm cách cựa bao nhiêu nhưng phỏng theo hình vẽ của thầy thì Đệ Nhất Hổ Đao nằm cách cựa khoảng một vảy hoa đăng, Đệ Nhị Hổ Đao nằm cách cựa khoảng 2 vảy hoa đăng. Hình vẽ dưới đây là tài liệu riêng của Tàng Kinh Các nhưng phương vị của vảy thì giống nhau. 
17. Quay sang "liên cước tam hoàn", 
18. Đôi chân phải có ngọc song mặt tiền. 
-  Ngọc song có thể là Song Cúc và cũng có thể là Lưỡng Ngọc Song Cước. Mộng Lang xin đưa ra cả hai để quý độc giả dễ bề nghiên cứu. Vảy Song Cúc đóng ở mặt tiền cả hai chân. Vị trí của vảy ở hai chân phải tương xứng nhau thì mới tốt. Nếu vảy này đóng ngay cựa thì đúng cách. Gà có vảy Song Cúc có biệt tài đá liên hoàn cước. Mỗi lần xuất chiêu là đá liên tục ba bốn đòn. 


Lưỡng Ngọc Song Cước 
-  Cả hai chân đều có vảy to phía trên cựa. Một chân có đại giáp ở hàng Thành. Một chân có đại giáp ở hàng Quách. Gà có vảy này luôn luôn có biệt tài đá song cước cực kỳ lợi hại và được nổi danh là Lưỡng Cước Kê ( Theo Sư Kê Phan Kim Hồng Phúc) .
-  Gà có Lưỡng Ngọc Song Cước đá song cước nhưng gà này có đá " liên cước tam hoàn" hay không thì không thấy sư kê nhắc đến. 

19. Rõ ràng nó đá đòn kiêng, 
20. Lại thêm đòn thủ mé cần đòn ngang. 
21. Thêm rằng bể hậu khai biên, 
22. Là tiên giáng xuống cậu tên gà nòi. 

-  Ðòn kiêng có lẽ là đòn quăng còn gọi là xạ. Ðòn quăng là đòn đá vào mặt và cần cổ địch thủ bất thình lình mà không mổ trước. Bể Hậu Khai Biên là cậu của gà nòi. Có sách chép: " Bể Biên Khai Hậu" là cậu gà nòi. Bể hay khai thì cũng giống nhau. Ðường "Quách" và đường Hậu đều có một vảy nứt ra chia làm hai. Gà ấy là gà hay. 

23. Trường thành địa giáp nên coi, 
24. Những vảy ấy có gà hay thường thường. 

-
-  Trường thành là vảy ở hàng Thành lấn sang hàng Quách. Khi ta nhìn ở mặt tiền thì thấy vảy hàng Thành có diện tích rộng theo chiều ngang. Vảy Ðịa Giáp là một vảy nhỏ ở dưới lòng bàn chân. Phải lật lên mới thấy. Loại gà này được liệt vào "Linh Kê". 
25. Thới mang nhân tự một đường, 
26. Dễ mà khinh nó sọ bêu phải tường. 
-  Ngón thới có vảy nứt như chữ Nhân thì gọi là Nhân Tự Thới. Gà có vảy này chuyên nhả đòn độc và thượng hành đi trên. Nếu nhân tự mà đóng ở các vảy cuối sát móng thì gà có tài móc mắt. 
27. Phải tường tứ ứng mà thương, 
28. Đôi chân như một trường nương người mời. 
-  Tứ Ứng Độ Sơn là 4 vảy độ đếm từ cựa trở lên nằm trên gò cao cách biệt với các vảy độ kế tiếp khuyết hẳn xuống. Nếu được 3 vảy nổi cồm lên thì gọi là "Độ Tam Ứng" và kém hơn gà tứ ứng, ngũ ứng, lục ứng v.v. 
+ Gà có Tứ Ứng Độ Sơn cả hai chân là gà quý. 
+ Gọi là Độ Sơn vì hình thể cao hẳn lên như 4 ngọn núi. 
Lưu ý: Bốn vảy này phải to lớn gần bằng nhau. 
29. Song liên là vảy của trời, 
30. Phải xem cho nhớ đời đời nước hai. 
-  Song Liên là liên giáp nội do hai vảy dính liền tạo thành và đóng tại hàng Quách. 
Theo tài liệu trong Tàng Kinh Các thì có hai loại song liên tự. 

Loại thứ nhất :
- Song Liên đóng ngay cựa nhưng không cần phải ngậm ngọc, và cũng không cần phải có đường thới hoa đăng. 

Loại thứ hai: 
- Song Liên phải ngậm ngọc và đóng ngay cựa. Đường thới hoa đăng phải tốt. Viên ngọc bị ngậm không nhất thiết là ngọc cuối cùng. Gà có Song Liên Tự theo cách này ăn đứt các vảy Nhật Thần, Hổ Khẩu, và Hàm Long. 
Lưu ý: Đừng lộn Song Liên Tự với Đệ Nhị Thần Hổ Đao. Đệ Nhị Thần Hổ Đao đóng trên cựa. Song Liên Tự đóng tại cựa. 
-  Theo các sư kê thì gà có Song Liên thì có đòn độc từ cuối nước thứ hai đổ đi. 
31. Hiểu rằng vảy nhỏ "lạc mai", 
32. Chẳng nên căn cứ một hai đòn tài. 
-  Lạc Mai là bốn năm vảy chụm lại và đóng trên hoặc dưới cựa. Gà có vảy này thuộc loại thường. Ta không nên căn cứ một hai đòn hay mà giữ gà này vì nó không phải là chiến kê. 
33. Đòn tài bán nguyệt nữ giai, 
34. Thêm vào ngón giữa ra oai nhiều đường. 
-  Vảy bán nguyệt là một đường chỉ vòng bán nguyệt tại cựa. Tuy nhiên, câu này không mô tả đường chỉ đó mà muốn đề cập tới ngón chân cong hình bán nguyệt. 

-  Bán Nguyệt Nội là hai ngón nội của cả hai chân cong hình bán nguyệt. Nếu gà mà có bán nguyệt tại ngón giữa (ngón Chúa) thì lại càng cực kỳ hay. 

-  Chiến kê có chân cong hình bán nguyệt có biệt tài móc mắt đối phương, giỏi song cước, nhảy cao và đá tạt ngang rất ác nghiệt. 
35. Đừng cho thất hậu bản lườn, 
36. Riêng hai thứ ấy kiên cường phải sâu. 
-  Những sư kê có nhiều kinh nghiệm thì họ cho rằng hàng vảy quan trọng bậc nhất không phải là hàng vảy tiền phía trước mà chính là hàng vảy hậu phía sau. Tiền hư thì còn gỡ gạc được, chứ nếu hậu hỏng thì không thể dùng được nữa. Một con thần điểu tốt phải có hàng vảy hậu no tròn và đều đặn từ chậu đến gối. 
-  Bản lườn tức là lườn tam bản. Loại lườn này có đáy trệt và hai vách hơi vuông vức trông giống như đáy của loại thuyền đóng bởi ba miếng ván nên gọi là lườn tam bản. Kinh sách khuyên ta không nên dùng loại gà có lườn tam bản. 

-  Ngược lại với lườn tam bản thì có lườn tàu có đáy nhọn. Khi ta "vô tay" nâng gà lên thì sẽ cảm thấy đáy lườn cộm vào lòng bàn tay (Vẹo lườn thì bỏ, vẹo mỏ thì nuôi).
-  Xương lườn nằm ở phía dưới bụng của gà. Nếu xương lườn sâu và thẳng không bị "vạy" thì chiến kê ấy có thể tạm coi là tốt. 
37. Tam tài tứ quý là đâu, 
38. Song tam song quý mới hầu tài cho. 
-  Theo tài liệu của Tàng Kinh Các thì có rất nhiều loại tam tài khác nhau. Loại thông thường là ba vảy nhỏ đóng sát gối như hình vẽ này. Qúy điểu có loại vảy này thì ra đòn cực kỳ mãnh liệt hung ác. Tứ quý là bốn hàng vảy đóng sát gối. Chiến kê có tứ quý chuyên đá lòn, đá dĩa. Con gà đi dưới cũng có nhiều đòn độc ma quái riêng của nó. 
Song tam = hai chân có tam tài 
Song quý = hai chân có tứ qúy. 


-  Nhân đọc bài của anh Mộng Lang, thấy hay quá nên tối dzìa lục lại các sách vở cũ thấy có các trường hợp sau, xin cũng góp vui: 

1/ Vảy "hoa mai": ngoài trường hợp "Lạc Mai" mà anh Lang đã nêu còn có trường hợp khác gọi là "Mai Cựa"; do các vảy của hàng biên phụ đi ngang cựa đóng thành. Gà có Mai Cựa khá lắm, thỉnh thoảng gà này đâm cựa rất độc, khi nó trổ tài đối phương phải mang tật. 

2/ Có sách viết "lệch Lông thì bỏ, lệch mỏ thì nuôi": tức số lượng lông lớn 2 bên cánh của gà phải bằng nhau mới tốt, bên ít bên nhiều thì bỏ không dùng (có lẽ ảnh hưởng đến thăng bằng của gà lúc bay nhảy chăng ? ), còn lệch (vẹo) mõ là dùng chắc là do người xưa nghĩ là "có tật có tài" 
Tía Mào Cờ đánh cực hay
3/ Trên giang hồ có nhiều tài liệu diễn giải khác nhau về vảy Tứ Trụ Giáp. Có sách chép "Tứ Trụ Giáp là một chân có Án Thiên và phủ địa, một chân khác có Án Thiên. Có sách khác lại phác hoạ vảy Tứ Trụ Giáp như bốn ô vuông nằm gần và đều nhau tại cựa, hai ô ở trên, hai ô ở dưới. 

Nhưng nếu là như vậy thì xem ra nó lại giống như vảy Khai Vương rồi ?

Tag: xem vay ga choi, ga choi, xem vảy gà chọi, xem chân gà chọi

Xem Phần Cách Chăm Sóc....

Bài Viết Nổi Bật Nhất

Bài đăng phổ biến